Cách sửa nhanh Trần nhà vệ sinh bị dột hiệu quả

By | July 18, 2024

Nhiều người đã bị thấm dột trần nhà vệ sinh hay “trần nhà tắm bị dột” sau những năm tháng sử dụng , cũng có đôi khi bị thấm dột sau khi nhà mới làm được ít tháng, về căn bản nhà vệ sinh bị thấm dột là do hai nguyên nhân căn bản nhất dẫn tới tòn trạng này đó là dột mái tôn nếu nhà vệ sinh có mái tôn trực tiếp, khả năng thứ hai đó chính là nhà đổ tấm có mái bằng sàn bê tông, tất cả sẽ được chúng tôi bật mí phương pháp xử lý hiệu quả trong hai tình huống này.

Hãy bắt đầu nếu nhà vệ sinh của bạn có mái tôn trước, nếu ở trường hợp thứ hai thì vui lòng kéo xuống để biết cách xử lý, còn bây giờ hãy tìm hiểu cách xử lý trần nhà vệ sinh bị thấm dột do mái tôn nào.

Với mái tôn trực tiếp trên nhà vệ sinh thì khả năng xử lý sẽ rất nhẹ nhàng vì khi biết chắc vị trí mái tôn dột ở nhà về sinh thì chúng ta phải tìm cách leo được lên mái tôn nhà vệ sinh, đây là điều bắt buộc để xử lý chống thấm dột cho nhà vệ sinh.

Đừng quên rằng trước khi xử lý phải chuẩn bị dụng cụ, vật liệu chống dột mái tôn, đồ bảo hộ, quan trọng nhất trước khi lên mái tôn hãy kiểm tra điện xem có bị hở điện hay không? Nếu kỹ hơn bạn nên cắt cầu dao điện là tốt nhất, sau khi điện đã cắt rồi thì hãy leo lên mái nhà của bạn cần xử lý và dụng cụ hỗ trợ có thể là thang hay bất cứ thứ gì có thể giúp bạn leo lên mái một cách an toàn và hiệu quả.

Chúng ta vừa nói tới vật tư chống dột và dụng cụ chống dột, vật tư có thể là chai keo chống dột hoặc giấy dầu chống dột, dụng cụ đó là súng bắn keo, khò….

Với mái tôn bị dột sẽ gồm những nguyên nhân sau( tràn sóng tôn, vít bắn tôn không chặt, trào ngược sóng…..) chúng ta cần quan sát kỹ và nhận định nguyên nhân gây ra, nếu không có nhiều kinh nghiệm thì hãy dùng keo bắn kỹ tiếp điểm giữa các tấm tôn với nhau, bắn keo hết các lỗ đinh bắn tôn, hãy cố gắng bắn keo thật kỹ và chậm rãi điều này giúp chắc chắn keo sẽ bịt kín các kẽ hở làm cho nước lọt vào. Như thế là xong, với mái mà điểm cuối tôn có máng xối thì hãy vệ sinh sạch sẽ và quan sát máng xối có bị mục hay không, đôi khi dột là do máng xối bị tắc rác do không vệ sinh nên nước không thoát kịp gây ra hiện tượng tràn nước vào trong nhà vệ sinh, hãy vệ sinh máng xối sạch sẽ, bắn keo gia cố máng xối để chắc chắn nhất có thể.

Với trường hợp thứ hai là rất nhiều đó là trần nhà vệ sinh là trần bê tông.

Với trần nhà bê tông thì 99% chắc chắn là thấm sàn phía trên hoàn hở ống nước cấp và thoát nhà vệ sinh phía trên gây ra thấm dột cho nhà vệ sinh bên dưới.

Chúng ta đã biết nguyên nhân, vậy cách khắc phục là gì? Chúng ta đã thấy hai trường hợp gây ra thấm sàn trần bê tông rồi, hãy đi vào vấn đề nhẹ nhất đó là hở ống nước, khi nhà vệ sinh bị thấm thì khả năng cao trần nhà sẽ bị rớt tấm thì bạn sẽ dễ dàng quan sát được tốt nhất, bạn hãy kiếm một cái thang có thể giúp bạn chạm tay tới ống nước phía trên, hãy dùng tay kiểm tra ống nước cấp và nước thoát ” lưu ý phía trên hãy mở nước ra để xem ống thoát có phải là nguyên nhân hay không?”

Nếu tất cả hệ thống ống nước vẫn ổn định thì vui lòng đọc cách xử lý chống thấm sàn nhà vệ sinh của chúng tôi.

Bạn có thể tham khảo danh mục chống thấm của chúng tôi hoặc gõ từ khóa chống thấm nhà vệ sinh trong ô tìm kiếm.

Bạn cũng có thể đọc sơ qua cách thực hiện của chúng tôi.

Bước 1.

Cắt nước cho nhà vệ sinh phía trên , tháo bồn cầu, bồn rửa mặt, tháo phòng kính nếu có.

Bước 2

Trường hợp 1.

Thực hiện đục gạch chống thấm nếu bị thấm nhẹ ở cổ ống thoát thì ta sẽ đục bỏ gạch ngau vị trí ống ổ thoát sàn hoặc cổ ống bồn cầu, lưu ý hãy dùng dẻ bít chác đầu ống để dăm gạch không rớt xuống thong quá trình đục gạch

Trường hợp 2.

Trường hợp tấm hết sàn thì đục bỏ lớp gạch sàn nhà vệ sinh, đục thêm một lớp gạch tường nhà vệ sinh tiếp giáp với gạch sàn nhà vệ sinh, lưu ý trong quá trình đục gạch hãy cẩn thận nhẹ nhàng vì các ống nước có thể bị hỏng nếu chúng ta không quan sát, quá trình đục gạch nền nhà vệ sinh sẽ khá lâu và rất tốn công, đục bỏ lớp hồ đến khi lòi sàn bê tông.

Bước 3.

Phơi sàn nhà vệ sinh khô thoáng và dọn dẹp vệ ai h thật sạch sẽ, gia cố bằng lưới chống nứt nếu nhà vệ sinh bị nứt. Dùng xi măng trộn với phụ gia chống thấm để tạo chất kết dính trám vào lưới chống nứt.

Sau khi mặt bằng ổn định hãy thực hiện pha hợp chất chống thấm, vấn đề này khi ra tiệm mua chất chống thấm bên bán sẽ tư vấn cho bạn, bạn sẽ thực hiện theo hướng dẫn của nhà sản xuất để có được chất lượng tốt nhất.

Bước 4.

Sau khi chống thấm xong thì kiểm định bằng cách ngâm nước vào nhà vệ sinh khoảng 1 ngày, nếu không còn thấm thì thực hiện đóng gạch ốp lát lại và lắp lại các thiết bị như trước.

Điều quan trọng khác không hề kém đó là đóng lại trần nhà vệ sinh, bạn tự thực hiện luôn ư?

Hãy đọc cách chúng tôi hướng dẫn

Trần nhà vệ sinh về cơ bản có hai loại trần phổ biến là trần ô vuông ( trần thả) và trần phẳng ( trần chìm)

Với trần nhà vệ sinh cách đóng nó như thế nào thì hãy gõ vào ô tìm kiếm cách đóng trần nhà vệ sinh . bạn sẽ có được bài viết chỉ cách thực hiện chi tiết nhất.

Nếu bạn không thể thực hiện được vì nhiều lý do thì hãy gọi cho chúng tôi sẽ thực hiện thay chống thấm dột nhà vệ sinh, đóng sửa chữa trần nhà vệ sinh cho bạn.