Nghề nghiệp thì phải có kỹ năng và kỹ xảo, người ta gọi đó là kinh nghiệm, và chúng tôi muốn tổng hợp các kỹ năng kỹ xảo ấy để anh em thợ thạch cao nói riêng và các thợ khác có thể nhìn vào đó tham khảo chơi. Nghề thạch cao có những mức độ kinh nghiệm chia ra khác nhau tùy vào khả năng tiếp thu từng người, sự linh hoạt, nhưng để nắm vững kỹ thuật và áp dụng khôn khéo nhất, đoán biết được hiện trạng địa hình mà tính toán công, vật tư, ngày kết thúc thì đó là kỹ xảo, nó cũng phần lớn dựa vào sự làm việc thực tiễn nhiều năm mà có, để làm cho bạn sớm hình dung và ngộ nhận ra điều này thì chúng tôi sẽ dẫn dắt bạn tiếp cận nhanh hơn kỹ xảo này mà có thể rút ngắn được rất nhiều thời gian.
Thợ thạch cao cần phải tập quan sát và đo đạc diện tích thi công, theo nhận định của chúng tôi thù là một người thợ của bất cứ nghề sửa chữa xây dựng nào cũng cần trải qua bước căn bản này, mọi thông số càng chính xác sẽ cho ta một hệ quả sau này dễ dàng về thi công và vật liệu dự trù cần phải có để hoàn thành, chúng tôi muốn nói với bạn điều cơ bản này là vì không thể áp kinh nghiệm vào vấn đề này, có hay chăng thì là bước đo bằng máy và bằng tay, đo ở góc và chú ý góc, sai góc thì có thể dẫn tới sai thông số .
Kỹ năng hỏi ý tưởng và nhất quán với chủ đầu tư về ý tưởng, nếu bạn làm việc với chủ đầu tư thì bạn cần là bản vẽ thiết kế hoặc ý tưởng của họ, sau khi có thông số diện tích rồi ta sẽ dựa vào ý tưởng hay bản vẽ để bóc khối lượng vật tư cụ thể, nên nhớ số lượng phải luôn là con số dương, thông thường 50m2 sẽ phát sinh 6m2 do cắt hụt, sai, cắt vụn, tấm vỡ…, các loại khác cũng dựa vào công thức đã có như 1m2 thì 1u… Còn tùy thuộc vào hiện trạng mà bóc hợp lý, về loại này cần chú ý là thiếu hơn thừa nếu số lượng tương đối lớn, khi đã về một khoảng nhất định ta có thể bóc chính xác thì hãy chờ đến đó mà lấy vật tư cho đủ.
Kỹ xảo tiếp theo là vấn đề cắt tấm và khung sao cho hợp lý, nếu có kinh nghiệm sâu thì họ thường đi từ vin trí lớn tới vị trí bé, vị trí cần làm trước sẽ được tính tương đối và cân đo sau đó thực hiện công đoạn cắt hàng loạt, thông thường họ sẽ cắt thiếu một ít, mục đích là lấy số dư của tấm làm trước để bù vào phần thiếu đó nếu có, càng kinh nghiệm thì họ sẽ càng chuẩn, bạn hãy nhớ là họ luôn làm như vậy, đó là ta xét một trường hợp cụ thể được xác định, với trường hợp khó xác định như đường uốn lượn thì hãy có những bước làm khác như phủ cách khảng uốn lượn từ 20cm là bé nhất, sau đó thực hiện cắt xếp theo nó cho hợp lý, kiểu này sẽ làm giảm số lượng tấm bị hỏng,giảm thời gian rất lớn