Sẽ có một cuộc đỗ lỗi là do chất lượng vật tư kém hoặc do tay nghề người thợ thi công trần thạch cao lá phông cẩu thả không đúng quy trình. Sự đỗ lỗi này sẽ xảy ra khi nhận biết tới vấn đề chưa thấu đáo, ta phải xét các nguyên nhân chủ quan và khách quan, có như thế thì mới biết được là nguyên nhân từ đâu và ai sai ai đúng, hãy thôi trách móc đi và bắt đầu tìm hiểu phân tích chuyên sâu bởi các công sự có tuổi nghề cao và các yếu tố kỹ thuật nắm bắt rất cao sẽ là người vạch định ra nguyên nhân dẫn đến sự cố trần nhà bị sập.
Đầu tiên chúng ta phải hiểu quy cách đi khung cho mỗi dạng khung và các vật tư cần phải có để thi công, chất liệu nó thế nào… Là trong khâu vật tư phải có, chúng tôi muốn nói ở đây là quy cách thi công và dạng vật tư tốt hay thường , các tác động khác như hệ thống làm mát nếu có, các ống kỹ thuật khác, các khe có khả năng nước tràn vào có không? Hệ thống trần nên đi khung chịu lực độc lập với khung mái tôn ( đối với trần chìm).
Vâng ta sẽ mổ xẻ xem cái khung trần lá phông đã đi đúng hay chưa nhé? Thông thường gánh chịu lực cho trần lá phông thả sẽ là 1.2m cho gánh và khoảng cách 80cm cho ty treo, đối với trần chìm sẽ là giao động từ 80cm cho tới 1m2, nên nhớ không phải lúc nào cũng dùng ty treo và ty treo có nhiều loại phụ thuộc vào khung gánh như có dạng ty treo ren bắt ốc, có thể dùng V nhôm để bắn ở khoảng cách quá gần, ở vị trí không thể treo được ty …
Các phụ kiện bát, nhôm kẹp giữa thanh gánh chịu lực và thanh gánh tấm, tắc kê sắt… Phải có được chất lượng tốt vì nó thuộc vào hệ thống chịu lực nên tầm quan trọng của nó rất lớn, nên thật đặc biệt chú ý khoảng cách thi công cho vị trí chịu lực, đa phần lỗi trần nhà sập đều bắt nguồn từ đây. Đó là yếu tố kỹ thuật, vậy còn yếu tố vật tư có ảnh hưởng tới trần sập không? Chúng tôi nghĩ là có nhưng thời gian để xảy ra trần sập phải nhìn nhận ở chỗ khung có bị hoen gỉ, các phụ kiện về kim loại có bị mục hay dễ dàng bị tuột ra? Về mặt chất lượng thì chúng tôi nghĩ vẫn có nhưng ít, có chăng thì cũng phải tầm 10 năm nếu thi công đúng kỷ thuật.
Chúng ta hãy xét tới nguyên nhân khách quan nhé, có thể do mưa lớn, bể ống nước , các thợ khác thi công trên vị trí trần nhà để đồ vật quá sức chịu đựng của trần nhà, tường bị nghiêng lún gây mất kết cấu trần nhà, lạm dụng trần để cất đồ dạc…. Là những nguyên nhân khách quan nhưng cũng phải xét ở nhiều yếu tố như trong các hệ số như khả năng chịu đựng của trần về trọng lượng , về tính chất dãn nỡ…. Có dễ xảy ra hay không khi các chỉ số đó là nhỏ và không đáng kể.
Phân tích như vậy thì chắc các bạn sẽ phải dựa vào đó để tìm nguyên nhân trần nhà bị sập, ai sai nhiều hơn, tính trách nhiệm của mỗi bên từ đó thương lượng và nhanh chóng khắc phục sự cố, trên đây là những nhận định có tính chuyên sâu cao và được những người có kinh nghiệm về tuổi nghề lâu năm chia sẻ. Chúc quý vị có được phút giây thoải mái